KẾT LUẬN HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 – 2019

Hoạt động chung - QLĐT

KẾT LUẬN HỘI THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2018 – 2019

Thực hiện kế hoạch số 670/KH-ĐHĐL ngày 10 tháng 9 năm 2018 của mobile bet 365 về việc tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo năm học 218 – 2019; Hội thảo được triển khai ở hai cấp, bao gồm: Hội thảo cấp khoa diễn ra từ ngày 24/9/2018 đến 29/9/2018; Hội thảo cấp Trường diễn ra vào ngày 19/10/2018. Căn cứ kết quả của Hội thảo, Nhà trường thông báo kết luận một số nội dung quan trọng đã được thảo luận và thống nhất như sau:

I. Ban Tổ chức ghi nhận và đánh giá cao kết quả Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cấp khoa. Đa số các khoa đã tổ chức hội thảo nghiêm túc, chất lượng; ngoài việc rà soát, đánh giá chương trình và kế hoạch đào tạo, quá trình đào tạo và các yếu tố đảm bảo chất lượng, các khoa đã có nhiều ý kiến đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo các ngành, các bậc học; nhiều khoa đã thẳng thắn nhận rõ nhược điểm trong quá trình tổ chức đào tạo trong thời gian vừa qua; đã đưa ra các kiến nghị để thay đổi nhiều lĩnh vực liên quan. Tất cả các ý kiến đều được ghi nhận, tiếp thu, tổng hợp thành văn bản phục vụ Hội thảo cấp Trường.

II. Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cấp Trường đã được tổ chức thành công: Nghiêm túc, tiết kiệm, thiết thực theo tình thần trung thực, thẳng thắn, xây dựng. Ngoài 6 báo cáo cáo được chuẩn bị và trình bày tại Hội thảo, có hơn 20 lượt ý kiến của các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý được trao đổi, thảo luận, bàn bạc dân chủ tại Hội thảo cấp Trường.

III. Những điểm đã thống nhất cao tại Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo cấp Trường:

01. Thời gian đào tạo tối thiểu của các ngành đại học để cấp bằng cử nhân và kỹ sư là 4 năm; tổng tín chỉ tối thiểu cần tích lũy đối với cử nhân là 130 tín chỉ và đối với kỹ sư là 140 tín chỉ (không bao gồm số tín chỉ Giáo dục Quốc phòng và An ninh và Thể chất); thời gian đào tạo thạc sĩ các ngành là 2 năm.

02. Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện và ban hành chính thức chương trình đào tạo tín chỉ theo CDIO đối với bậc đại học: Phòng Quản lý đào tạo tham mưu về kế hoạch giảng dạy các học phần chung hoặc liên ngành; sự điều chỉnh các học phần ngành và chuyên ngành do Hội đồng Khoa học và đào tạo khoa quyết định.

03. Về học phần Ngoại ngữ không chuyên: Thực hiện theo quy định về chuẩn ngoại ngữ đầu ra; thay thế Ngoại ngữ hiện hành (1, 2, 3) bằng Ngoại ngữ chuyên ngành đối với khoa, ngành phù hợp hoặc thay bằng học phần thích hợp; giao cho phòng Quản lý Đào tạo phối hợp với khoa Ngoại ngữ, khoa Quốc tế học để thống nhất nội dung thay thế bằng Ngoại ngữ chuyên ngành hoặc học phần chuyên ngành và sự thay đổi phải được thể hiện trong chương trình dào tạo trình Hiệu trưởng phê duyệt.

04. Về học phần Tin học cơ sở: Thực hiện quy định về chuẩn đầu ra trình độ Công nghệ thông tin; giao cho phòng Quản lý Đào tạo nghiên cứu, phối hợp với khoa Công nghệ thông tin để thông báo Quy định về chuẩn đầu ra, quy định về công nhận chứng chỉ; có lộ trình về việc tự học và công nhận chứng chỉ phù hợp; về việc tổ chức học (tự chọn) Tin học cơ sở (hiện hành) hoặc tổ chức học thay thế bằng Tin học chuyên ngành hay học phần chuyên ngành khác tùy thực tế các khoa, ngành; xét điều kiện tốt nghiệp đối với chuẩn đầu ra Công nghệ thông tin không chuyên như các chứng chỉ khác. Nội dung thay đổi được thể hiện trong thông báo về chuẩn đầu ra và trong chương trình đào tạo trình Hiệu trưởng phê duyệt.

05. Thành lập các đoàn thực tập nghề nghiệp ngoài trường: Phòng Quản lý Đào tạo trình Quy định thực tập riêng hoặc ghép chung trong Quy định về đào tạo tín chỉ theo chuẩn đầu ra CDIO. Tổ chức họp chuyên đề gồm các khoa, phòng liên quan thảo luận, thống nhất về thực tập nghề nghiệp để tổ chức thực hiện trong năm học 2018-2019.

06. Điều chỉnh khóa luận đại học từ 3 tín chỉ lên 7 tín chỉ (tự chọn có điều kiện) cho các ngành đại học; không ra quyết định thành lập Hội đồng theo Quy chế hiện hành; phân công 02 phản biện, tổ chức trình bày kết quả nghiên cứu để CB phản biện và Hội đồng khoa học và đào tạo khoa góp ý, giúp sinh viên hoàn thiện khóa luận và tiến bộ trong nghiên cứu khoa học.

07. Điều chỉnh luận văn thạc sĩ từ 7 tín chỉ lên 10 tín chỉ (bắt buộc), có lập Hội đồng bảo vệ theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ; trình duyệt lại Chương trình đào tạo đã điều chỉnh, không nhất thiết phải xây dựng lại chương trình đào tạo các ngành cao học.

08. Giao việc tổ chức và quản lý trực tiếp bậc Sau đại học về các khoa phù hợp. Sau khi soạn thảo và trình Kế hoạch chuyển giao, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học sẽ làm chức năng và nhiệm vụ  tư vấn, tham mưu, tổ chức và phối hợp tổ chức thực hiện quá trình tuyển sinh và đào tạo, giúp ban Giám hiệu quản lý hành chính nhà nước về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ như phòng Quản lý Đào tạo đối với bậc đại học. Phòng QL Đào tạo Sau đại học soạn thảo, lấy ý kiến các khoa để hoàn thiện và trình Ban Giám hiệu công bố Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ và Quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường; soạn thảo, tham mưu các thông báo và kế hoạch thực hiện công việc đổi mới về đào tạo Sau đại học; chủ trì và phối hợp công tác liên kết đào tạo sau đại học.

09. Giao phòng Quản lý Đào tạo: Soạn thảo, lấy ý kiến các khoa để hoàn thiện và trình Ban Giám hiệu công bố Quy định về đào tạo trình độ đại học tín chỉ theo chuẩn đầu ra CDIO; thường trực chương trình; soạn thảo, tham mưu các thông báo và kế hoạch thực hiện công việc đổi mới về đào tạo đại học, đặc biệt là các vấn đề đã nêu ở trên đây về số năm đào tạo, số lượng tín chỉ, số tín chỉ khóa luận, thực tập nghề nghiệp, chứng chỉ Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin; chủ trì và phối hợp công tác mở ngành các bậc học trên cơ sở đề xuất khả thi của các khoa; nghiên cứu, phối hợp đề xuất về công tác biên soạn, nghiệm thu giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, chuyên khảo  phục vụ giảng dạy và học tập.

10. Khôi phục một bước hệ đào tạo thường xuyên: Giao phòng Đào tạo thường xuyên soạn thảo, lấy ý kiến các khoa để hoàn thiện và trình Ban Giám hiệu công bố Quy định về đào tạo trình độ đại học thường xuyên (Vừa làm vừa học, văn bằng 2 hệ TX, liên thông hệ TX…) thay thế Quy định hiện nay chỉ có hệ vừa làm vừa học theo hướng cụ thể hóa nhằm tạo thuận tiện cho việc dạy, học và quản lý (không chung chung theo hệ chính quy, không chung chung như quy chế tuyên sinh); soạn thảo, tham mưu các thông báo và kế hoạch thực hiện công việc đổi mới đào tạo hệ thường xuyên; phối hợp tốt hơn với phòng QL Đào tạo trong việc phục hồi các điểm liên kết đào tạo đang gián đoạn.

11. Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên về lượng và chất đủ sức thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo – nghiên cứu khoa học. Giao phòng Tổ chức – Hành chính nghiên cứu, đề xuất bổ nhiệm ngay Trợ lý giáo vụ khoa đối với khoa nhiều sinh viên mà chưa đủ 2 chuyên viên hành chính hoặc khoa đang khuyết chuyên viên hành chính.

12. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển tạp chí khoa học trường theo hướng quốc tế hóa, tăng tỉ trọng công bố bài báo quốc tế, đầu tư cho đề tài các cấp, công khai lý lịch khoa học cán bộ và cấp quyền cập nhật lý lịch khoa học các nhân cho giảng viên; các viện và trung tâm nghiên cứu phát huy tốt hơn nữa nhiệm vụ nghiên cứu, phục vụ phát triển khoa học và đào tạo; các trung tâm dịch vụ đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu người học, nhất là việc học tập, tổ chức thi và tích lũy các chứng chỉ Ngoại ngữ và Công nghệ thông tin trong điều kiện và hoàn cảnh mới.

13. Thực hiện thành công công tác kiểm định: Hoàn thành hồ sơ đánh giá, kiểm định  trường đại học, phấn đấu đạt chuẩn đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn mới của ngành. Trong khi chưa thống nhất cao vấn đề ngành trọng điểm và khoa trọng điểm, giao cho phòng Khảo thí – ĐBCL phối hợp các khoa, phòng để chuẩn bị điều kiện cho việc kiểm định ngành theo chuẩn AUN-QA.

14. Giao các khoa quản lý và tổ chức thi hết học phần, kể cả bào quản và in sao đề thi; phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng tập trung cho công tác kiểm định chất lượng và phối hợp các khoa, phòng nghiên cứu, đề xuất cải tiến công tác thi; giao việc quản lý máy móc, thiết bị liên quan đến đảm bảo cho in sao đề thi về phòng Cơ sở vật chất; giao phòng Tổ chức – Hành chính ban hành Quyết định về vấn đề này.

15. Giao phòng Công tác sinh viên: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt Hội nghị sinh viên nòng cốt 2 cấp trong năm học 2018-2019; khắc phục các  thiếu sót trong việc thực hiện các dịch vụ liên quan; đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng trong công tác sinh viên và trong chính bộ phận chuyên trách công tác này, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

16. Để đảm bảo cho quá trình đào tạo: Các phòng Cơ sở vật chất, Quản trị, Tài chính,Thanh tra và các Viện, các Trung tâm, các bộ phận khác trong trường hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công để góp phần vào công việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Riêng phòng Tài chính nghiên cứu, tham mưu để Hội đồng tư vấn tài chính cập nhật, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ do có thay đổi về đào tạo đòi hỏi sự thay đổi tương ứng về công tác đảm bảo tài chính cho đào tạo.

17. Tăng cường công tác thông tin-truyền thông ở cấp khoa và trường để xây dựng hình ảnh và thương hiệu trường, khoa và ngành; tăng cường và cải tiến việc quảng bá tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh; đặc biệt các khoa cơ bản cần chủ động thực hiện các giải pháp  duy trì ngành đào tạo nhằm phát huy đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao ở các khoa này.

Trên đây là nội dung cơ bản được Ban Giám hiệu, các khoa và các phòng chức năng đề xuất, được thảo luận và thống nhất cao tại Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo năm học. Đề nghị các phòng chức năng nghiên cứu, cụ thể hóa thành các Quy định, Thông báo và Kế hoạch để ban hành thực hiện trong năm học hoặc chuẩn bị để thực hiện trong năm tiếp theo tùy từng nội dung công việc phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng các quy định mới.

2018.10.29_843-KL-DHDL_KL_HT_nang_cao_chat_luong_DT_nam_hoc_2018-2019.pdf